Ưu điểm và nhược điểm của tháp chuông trồng rau bạn nên biết

16/01/2023

Xu hướng trồng rau sạch tại nhà những năm gần đây đã thu hút không ít sự quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có đủ không gian và diện tích để có thể trồng được một vườn rau sạch như ý. Chính vì thế mà mô hình tháp chuông trồng rau sạch đã và đang được ưa chuộng đặc biệt tại các thành phố lớn - nơi mà phương pháp trồng rau thổ canh (trồng trên đất) khó có thể đáp ứng được.

Ưu điểm

Không phải ngẫu nhiên mà mô hình tháp chuông trồng rau sạch lại được ưu ái áp dụng đến như vậy. Mô hình này sở hữu những ưu điểm vượt trội như sau:

  •  Thiết kế đẹp mắt, thời hạn sử dụng lâu: Tháp chuông được thiết kế sáng tạo, đẹp mắt nên không chỉ phục vụ cho mục đích trồng rau mà còn là cách trang trí độc đáo cho ban công hay khu vườn nhà bạn. Bên cạnh đó, với độ bền tương đối lâu (tùy theo vật liệu bạn chọn để làm tháp) mà bạn có thể sử dụng tháp liên tục khoảng 3 - 5 năm.

 Tháp trồng rau có thiết kế đẹp mắt, hiện đại (Nguồn: Canva)

 

  •   Tiết kiệm diện tích: Đây chính là ưu điểm tuyệt vời khiến mô hình tháp chuông trồng rau sạch ghi điểm với mọi người. Chỉ cần khoảng không gian từ 1m2 thì bạn đã có tháp rau sạch của riêng mình. Hơn nữa, việc tháp rau có thể xoay 360 độ để rau đón nắng sẽ rất phù hợp với việc xây dựng vườn rau nhỏ ở ban công chung cư. 
  •  Tiết kiệm thời gian chăm sóc: Những người bận rộn, ít kinh nghiệm làm vườn hoàn toàn có thể thử sức trồng rau bằng tháp chuông. Bạn không cần phải bón thêm phân hay định kỳ cải tạo đất cũng không cần tưới nước nhiều lần trong ngày. Thay vào đó, dịch trà trùn trên đỉnh tháp sẽ thấm dần xuống gốc cây rau và cung cấp dưỡng chất cho rau. Vì vậy, bạn chỉ cần trồng rau, đổ rác hữu cơ mà bạn có vào tháp, tưới nước đều đặn mỗi ngày và chờ thu hoạch.
  •  Rau sạch đảm bảo chất lượng: Do mô hình tháp chuông trồng rau sạch là cách trồng rau hữu cơ nên bạn yên tâm rằng rau thu hoạch là rau sạch 100%. Rau phát triển nhanh chóng, giàu dinh dưỡng, luôn sẵn sàng phục vụ bạn có những bữa ăn ngon miệng và bổ dưỡng.

 Rau tự trồng sẽ giúp bạn có được những bữa ăn dinh dưỡng, chất lượng (Nguồn: Canva)

 

  •   Lắp đặt dễ dàng: Tháp trồng rau hầu hết chú trọng tính gọn nhẹ, dễ lắp đặt, dễ di chuyển. Điều này sẽ giúp bạn sắp xếp khu vườn tùy thích theo không gian và sở thích của bản thân.
  • Giải pháp chăm sóc sức khỏe: Được thưởng thức rau sạch hữu cơ là một cách nâng cao sức khỏe hữu hiệu. Hơn nữa, việc chăm sóc cây trồng cũng là cách hay để người lớn tuổi vận động nhẹ nhàng, và sử dụng thời gian nhàn rỗi một cách có ích. 
  • Hỗ trợ giáo dục trẻ em: Hãy để con trẻ tập làm quen với việc trồng rau bằng tháp chuông. Bạn có thể dạy chúng cách chăm sóc cây và quan sát cây phát triển. Bên cạnh việc cung cấp kiến thức cần thiết cho con, đây còn là cơ hội để các bậc phụ huynh dành thời gian bên cạnh con sau những giờ làm việc bận rộn.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì mô hình tháp chuông trồng rau sạch tại nhà cũng có một số nhược điểm mà bạn nên biết để cân nhắc trước khi đầu tư cho một tháp chuông trồng rau thật sự. 

  • Chú ý nơi đặt tháp chuông: Tháp phải được đặt ở nơi có lượng ánh nắng nhiều hơn từ 20 - 25% các loại hình trồng rau trên mặt phẳng khác. Đây là mặt trái của khuếch đại diện tích theo phương thẳng đứng. Vì thế bạn cần nhớ rằng tháp rau của bạn cần ít nhất là 4h ánh nắng mỗi ngày, bạn nhé!

 Nên chú ý đến vị trí đặt tháp chuông để rau phát triển một cách tối ưu nhất (Nguồn: Canva)

  

  • Hoạt động tưới nước bị hạn chế: Do các hốc cây được thiết kế tương đối nhỏ, nhằm hạn chế mất nước cho gốc cây, và tránh để ánh nắng hủy hoại vi sinh vật.  Vì vậy mỗi khi tưới cây, bạn sẽ cảm thấy khá bất tiện, vướng víu.
  •  Cách chăm sóc tháp chuông: Vì tháp rau dùng phương pháp trồng rau hữu cơ nên bạn luôn phải giữ cho đất trồng trong trạng thái ẩm, ngay cả khi bạn không trồng gì. Nếu bạn để hoang đất hoặc để khô đất, trùn và hệ vi sinh trong đất sẽ chết theo khiến đất mất chất dinh dưỡng. Để phục hồi lại tháp thì bạn cần phải tháo tháp ra để trộn lại đất mới, như vậy sẽ rất phức tạp và mất thời gian.
  •  Chi phí đầu tư ban đầu: Mặc dù nhận thức được những lợi ích của mô hình tháp chuông trồng rau sạch tại nhà, song không phải ai cũng mạnh dạn đầu tư cho vườn rau của mình do tâm lý lo sợ thất bại.

Hướng dẫn cách làm tháp chuông trồng rau

Bạn có thể tự thiết kế tháp chuông trồng rau bằng những vật dụng đơn giản, dễ tìm, chi phí tiết kiệm hơn theo những cách sau đây:

Tháp chuông từ chai nhựa

  • Bước 1: Vệ sinh chai nhựa rỗng, để ráo.
  • Bước 2: Cắt đôi chai và đục các lỗ thoát nước. 
  • Bước 3: Cố định những chai nhựa nhỏ trên vào bình nhựa lớn bằng dây cột hoặc súng bắn keo
  • Bước 4: Đổ đất trồng vào và tiến hành gieo hạt giống rau như bình thường.

Tháp chuông từ thùng nhựa

  • Bước 1: Chọn thùng phuy nhựa có dung tích từ 200l trở lên, vệ sinh thùng sạch sẽ và tiến hành khoan cắt để tạo hình tháp trồng rau. Với thùng phuy nhựa dung tích 220l, bạn có thể cắt khoảng 54 hốc trồng rau.
  •  Bước 2: Cố định tháp bằng chân đế thép, gỗ hay nhựa. Sau đó, bạn đổ đất và trồng rau như bình thường.

 

 Bạn có thể tự làm tháp rau từ thùng nhựa (Nguồn: Canva)

  

Tháp chuông từ ống nhựa

Nếu bạn không tìm được thùng phuy, hãy thử sử dụng ống nhựa để làm tháp. Cách làm tháp từ ống nhựa tương đối giống với thùng phuy nhưng hiệu suất thấp hơn do diện tích ống nhựa tương đối nhỏ. Đầu tiên, bạn sẽ cần vệ sinh ống nhựa. Tiếp đến là đục các lỗ so le trên thân ống để rau có thể nhận đủ ánh sáng. Cuối cùng là tạo hình hốc trồng và chuẩn bị đất trồng rau.

Tháp chuông trồng rau dạng kim tự tháp

Với thiết kế dạng kim tự tháp trên nhỏ dưới to, mỗi tầng của tháp rau được đảm bảo nhận đủ ánh nắng và bạn cũng có thể thoải mái tưới nước mà không lo vướng víu. Tận dụng kệ đựng đồ hay sử dụng khung gỗ để làm khung, sau đó bạn cố định các chai nhựa đã vệ sinh và cắt đôi lên khung hình kim tự tháp. Chỉ cần vài bước đơn giản bạn đã sở hữu một tháp rau sạch tại nhà.


Nếu bạn vẫn đang phân vân chưa biết nên lựa chọn bộ dụng cụ làm tháp chuông trồng rau, bạn có thể tham khảo qua một số sản phẩm hỗ trợ từ DAIM. Chẳng hạn như:

  • Khớp nối chữ thập: giúp kết nối các chi tiết trên khung giàn vững vàng hơn.
  • Vòng ring: hỗ trợ định hình phom dáng cho cây, giúp bạn tạo ra được một khu vườn giống với mong muốn của mình nhất. 
  • Chậu cây: các sản phẩm chậu tại DAIM đều được làm từ vật liệu chất lượng cao, có khả năng chịu tác động từ thiên nhiên rất tốt, sử dụng được lâu dài. 

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được những ưu nhược điểm mà mô hình tháp chuông trồng rau sạch tại nhà đem lại cũng như những cách đơn giản để làm một tháp rau sạch hiệu quả, chất lượng. Đừng ngại liên hệ với DAIM nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn về những sản phẩm hỗ trợ làm vườn. Chúc bạn thành công với tháp trồng rau sạch, bạn nhé!


Thêm 3sản phẩm vào giỏ hàng