Hoa hồng có nhiều giống và chủng loại khác nhau có thể kể đến như: Hoa hồng Bulgaria, hoa hồng đỏ, hoa hồng trắng... Đặc biệt, dòng hoa hồng có giá trị cao và yêu cầu người trồng phải phải biết chăm bón kỹ lưỡng thì phải kể đến giống hoa hồng cổ Sapa.
Vậy hoa hồng cổ Sapa có đặc điểm gì khác biệt? Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng trong chậu này có khó hay không? Hãy tìm hiểu những thông tin trên thông qua bài viết dưới đây.
Bài viết liên quan:
● Muốn làm vườn tốt, nhất định phải sắm kẹp làm vườn
● Cách đơn giản nhất để làm giàn cho hoa hồng leo trong chậu
● 3 Kinh nghiệm không thể bỏ qua khi thiết kế giàn hoa trang trí trước nhà
Hoa hồng cổ Sapa là giống hoa quý có giá trị cao
1. Những điều cần biết về giống hoa hồng cổ Sapa
Hoa hồng cổ Sapa hiện nay không còn khó trồng như xưa, chỉ cần tìm hiểu về kỹ thuật chăm hoa trong chậu thì đã có thể sở hữu một chậu hoa đẹp, mang giá trị kinh tế cao.
1.1. Nguồn gốc hoa hồng cổ Sapa
Hoa hồng cổ Sapa đã có từ thời Pháp thuộc, khi những nhà thám hiểm từ châu Âu đã đem một loài hoa hồng bản địa của họ vào Việt Nam để nuôi trồng và chăm bón chúng trong những dinh thự nguy nga ở Sapa. Qua thời gian, kỹ thuật chăm sóc hoa hồng ngày càng tiến bộ, giống hoa này dễ dàng thích nghi với môi trường, khí hậu tại Việt Nam.
Và đến nay, hoa hồng cổ Sapa đã trở thành một trong những giống hoa hồng quý, có tính thẩm mỹ, được nhiều người ưa chuộng và mang lại giá trị cao kinh tế cao.
Nguồn gốc sinh trưởng và phát triển của giống hoa hồng cổ Sapa
1.2. Đặc điểm của hoa hồng cổ Sapa
Hồng cổ Sapa là loại cây thân bụi, có chiều cao trung bình từ 2 – 3 m, đường kính tán cây từ 1 – 4 m. Có dạng thân gỗ, mang màu nâu sẫm, trên thân có một lớp lông mao và gai, tạo ra vẻ ngoài xù xì lạ mắt. Lá hoa hình bầu dục, có răng cưa, màu xanh sẫm và hoa có sức chống chịu với thời tiết khắc nghiệt tốt, thích hợp trồng vùng khí hậu lạnh.
Hồng cổ Sapa có kích thước hoa lớn, trung bình khoảng từ 6 – 8 cm, có màu sắc tươi sáng, dáng hoa đầy đặn. Hoa có nhiều cánh xếp xen khép kín, hướng vào tâm. Mỗi bông hoa hồng cổ Sapa có khoảng 30 – 50 cánh hoa và có độ giữ bông khoảng 2 tuần nếu có kỹ thuật chăm sóc hoa hồng trong chậu tốt.
2. Kỹ thuật trồng và chăm hoa hồng cổ Sapa trong chậu
Để hoa phát triển khỏe mạnh và đạt được độ trổ bông chuẩn nhất theo đúng tiêu chuẩn thì bạn cần lưu ý những kỹ thuật chăm sóc hoa hồng cổ Sapa trong chậu sau đây:
● Bước 1: Lựa chọn đất có độ dinh dưỡng trong chậu phù hợp
Đất phù hợp để hoa hồng cổ Sapa phát triển là loại đất cát pha, đất phù sa giàu màu mỡ, tơi xốp và thoát nước tốt, có độ PH từ 6-8. Với trường hợp đất bị chua, có độ pH < 5,5 thì nên sử dụng thêm vôi bột để cân bằng lại độ PH trong đất. Khi trồng hoa, bạn cần làm đất kỹ và tơi xốp, đồng thời làm sạch cỏ dại.
● Bước 2: Lên lịch tưới nước điều độ
Với kỹ thuật chăm sóc hoa hồng trong chậu, bạn nên lưu ý tưới nước 2 lần/ngày khi không có ánh sáng mặt trời. Nếu trồng trực tiếp trong vườn thì chỉ cần tưới nước 1 lần 1 ngày.
Nếu như cây không có đủ nước và độ ẩm thích hợp để phát triển thì sâu bệnh có thể sinh sôi và lây lan, tàn phá quá trình chăm sóc. Cây sẽ chỉ cần một lượng nước vừa phải, nếu như tưới quá sẽ gây hiện tượng ngập úng và làm cây sớm chết hơn.
● Bước 3: Cắt tạo và tỉa dáng cho hoa hợp lý
Để cây giữ được hình dáng đẹp nhất và tạo độ thông thoáng giữa các cành, các bông với nhau, bạn cần áp dụng kỹ thuật chăm sóc hoa hồng trong chậu như: cắt tỉa thường xuyên, loại bỏ các cành lá bị vàng, sâu bệnh gây hại.
Khi trồng hoa hồng Sapa, bạn nên lưu ý cắt tỉa sau khi hoa tàn để ngăn tình trạng xuất hiện quả. Nếu quả được hình thành, chất dinh dưỡng tập trung vào nuôi quả hơn là ra các nụ hoa mới, khiến cây hoa hồng bị héo và mất dáng. Do đó, đây được xem như một cách để nuôi tạo ra các nụ hoa mới cho cây.
Tạo và cắt tỉa cho hoa hồng cổ Sapa để giữ dáng đẹp
● Bước 4: Bón phân cho hoa phát triển
Bón phân chính là một trong những kỹ thuật chăm sóc hoa hồng trong chậu bạn nên lưu ý Sau khi gieo trồng hoa khoảng một tuần, bộ rễ của cây đã phát triển chồi mới thì lúc này, bạn hãy tưới phân cho cây với liều lượng phân vừa phải để kích thích rễ cây phát triển khỏe mạnh.
Sau khoảng nửa tháng, bạn có thể dùng phân bón loại đạm và kali pha loãng, tưới đều quanh gốc cây, để cho đất có độ ẩm đều, chất dinh dưỡng sẽ từ từ được cây hấp thụ.
● Bước 5: Ngăn ngừa sâu bệnh
Hoa hồng cổ Sapa tuy là giống hoa có khả năng kháng bệnh tốt, ít bị sâu bệnh nhưng cũng lại dễ bị bọ trĩ tấn công và khô héo vào mùa nắng nóng. Một số các chế phẩm sinh học như dầu neem, thuốc trừ sâu chỉ cần phun định kỳ 1 – 2 tuần/lần sẽ giúp cây khỏe mạnh, chống lại sâu bệnh hiệu quả.
3. Một số sản phẩm dùng để trồng hoa hồng cổ Sapa tại Daim
Để giúp cho kỹ thuật chăm sóc hoa hồng trong chậu trở nên dễ dàng nhất, Daim là đơn vị cung cấp các sản phẩm trồng hoa hồng uy tín hàng đầu Việt Nam. Một số các vật dụng phù hợp để trồng hoa hồng có sẵn như:
3.1. Khung quế tròn
Khi trồng hoa hồng cổ Sapa, thay vì để hoa tự mọc không có hướng nhất định, khung quế tròn sẽ là một sản phẩm hoàn hảo cho khu vườn của bạn. Sản phẩm dễ dàng lắp đặt và sử dụng, đem đến sự tiện lợi cho người muốn trồng hoa trong chậu. Với khung quế tròn, bạn nên cắm xuống đất sâu ít nhất 20cm để đảm bảo sự chắc chắn cho cây.
Khung quế tròn chất lượng cao từ Daim Việt Nam
3.2. Chậu ghép đơn
Để phục vụ cho nhu cầu trồng hoa trong không gian hẹp của ban công những căn hộ hiện đại thì những chậu ghép đơn để trồng hoa hồng cổ Sapa sẽ là một lựa chọn hợp lý để ban công nhà bạn thêm khoảng xanh thư giãn.
Chậu ghép đơn hai màu dễ dàng sử dụng khi trồng cây
Chậu ghép đơn có khả năng chống thấm tốt, lỗ thoát nước chống ngập úng khi gặp trời mưa, không bị bạc màu theo thời gian và dễ vệ sinh, phù hợp cho những người bận rộn vẫn muốn chăm cây.
Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị cung cấp các sản phẩm phù hợp để trồng cây hoa hồng cổ Sapa thì Daim chính người bạn đồng hành với mức giá phải chăng nhất.